PHẦN MỀM HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH

Phần mềm hỗ trợ người dùng ghi chép từ vựng để học.

Phần mềm có hỗ trợ tính năng thêm từ vựng mới, tìm từ vựng đã thêm vào, đặc biệt ứng dụng còn có thể phát âm từ vựng để dễ nhớ.

Ứng dụng hoạt động độc lập, không cần mạng.

Ứng dụng không thu thập bất cứ thông tin người dùng nào cả, không gửi dữ liệu ra bên ngoài ứng dụng.

Nhằm hỗ trợ người dân, cán bộ trong các cơ quan sao chép nhanh các thông tin trên thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử. Chúng tôi đã xây dựng ứng dụng quét mã QRCode trên thẻ căn cước công dân.

- Ứng dụng gọn nhẹ, đơn giản, dễ sử dụng.

- Đọc nhanh và chính xác thông tin.

+ Các thông tin đọc được gồm có: Số căn cước công dân, họ và tên, ngày sinh, giới tính, hộ khẩu thường trú, ngày cấp.

- Cho phép sao chép nhanh các thông tin đọc được.

- Ứng dụng hoạt động độc lập không cần kết nối mạng.

- Thông tin được bảo mật cao.

#CCCD, #QRCode,#Căn cước công dân

Bạn là một giáo viên Tin học và muốn thao tác chấm điểm của mình được thực hiện tự động bằng máy chứ không phải thủ công bằng tay như phương pháp truyền thống, lúc đó bạn sẽ nghĩ ngay đến cần phải sử dụng phần mềm chấm điểm tự động của TS. Lê Minh Hoàng. Thế nhưng, muốn sử dụng phần mềm này, bạn cần phải xây dựng cấu trúc cây thư mục như sau (đôi khi làm như vậy cũng ngốn rất nhiều thời gian nếu như bạn làm việc đó bằng tay):

Tải Phần mềm Tiện ích Themis: Click here

Image Hosted by ImageShack.usGiải pháp cho bạn để xây dựng cấu trúc cây thư mục trên là: Sử dụng tiện ích sinh test tự động.

Giao diện của tiện ích rất dễ để bất cứ ai cũng có thể sử dụng được.

Bạn chỉ cần làm như sau:

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo chắc chắn là máy tính của bạn đã cài đặt phần mềm Free Pascal (với C++ bạn phải cài đặt trước Code Blocks hoặc MinGW), sau đó cài đặt biến môi trường PATH (giống như cài đặt biến môi trường của Java vậy).

Ví dụ về cách cài đặt biến môi trường đối với Pascal (làm tương tự đối với C++).

Image Hosted by ImageShack.us.

Sau khi cài xong Free Pascal (với C++ là: Code Blocks hoặc MinGW) và cài đặt biến môi trường, bạn hãy khởi động lại máy.

Copy file sinh test (file này sinh ra file .INP) và code chuẩn của giáo viên (file này từ file .INP trên sinh ra file .OUT vào cùng thư mục với tiện ích ở trên. Chúng ta dùng 2 file .INP và .OUT này để chấm điểm chất lượng chương trình được viết bởi học sinh)

Ví dụ với bài 1: CONG.PAS trong đề bài sau: Click here

Bạn có thể sử dụng file R_CONG.PAS sau đây để sinh test dữ liệu. Với các đề bài khác, các bạn có thể sử dụng file R_CONG.PAS này bằng cách sửa nội dung nằm giữa 2 phần try và finally ở chương trình (thực ra ngoài phần try và finally thì các phần khác bạn cũng không cần quan tâm tới làm gì):

1
2
3
4
5
6
7
8
try
  A := Random(10000) + 1;
  B := Random(10000) + 1;
  C := Random(10000) + 1;
  D := Random(10000) + 1;
  WriteLn(f, A, '   ', B);
  WriteLn(f, C, '   ', D);
finally

Toàn bộ nội dung file R_CONG.PAS này bạn có thể download tại: Click here

Còn file CONG.PAS là file code chuẩn của giáo viên. Bạn có thể tham khảo cho đề bài này tại: Click here

CHÚ Ý: Nếu file input và output bắt buộc là: CONG.INP và CONG.OUT. Đồng thời file code chuẩn của giáo viên cũng phải giống phần đầu, tức là bắt buộc tên file code chuẩn của giáo viên phải là: CONG.PAS

Sau đó bạn bật tiện ích lên và nhập các thông số đầu vào:

– Số lượng test. Ví dụ: bạn cần sinh tự động 20 test

– Test bắt đầu từ: Ví dụ, nếu bắt đầu từ 1 mà bạn sinh ra 20 test thì sẽ có 20 test từ Test01, Test02,… Test20. Còn nếu bắt đầu từ 2 với 20 Test thì tên các Test đánh số là Test02, Test03,…, Test21. Giá trị mặc định cho giá trị ở ô này là 1 (bắt đầu số thứ tự của test là 1).

– Tên file sinh test (Input): File này sẽ tự động sinh các dữ liệu ngẫu nhiên. Ví dụ: R_CONG.PAS

– Tên file chạy của Giáo viên (Output): File này sẽ từ Input mà sinh ra Output. (Đây là file chuẩn của Giáo viên). Ví dụ: CONG.PAS

Sau đó kích vào Run.

Và bạn đã có thể chiêm ngưỡng thành quả của mình mà không cần phải mệt nhọc gì cả. Ngay bây giờ, bạn có thể lấy kết quả của tiện ích này để chạy chương trình chấm điểm tự động của TS. Lê Minh Hoàng.

Image Hosted by ImageShack.us

P/S: Trong các kỳ thi Olympic Tin học các bạn hãy để ý có chú ý này ở dưới mỗi câu => Sử dụng cần tiện ích này để sinh những test kiểu như vậy:

50% số test có N < 1000. Giải đúng các test này, thí sinh được không ít hơn 50% số điểm tối đa cho toàn bộ bài toán.

Hướng dẫn chạy tiện ích trên Youtube:

Thực hiện báo giảng trên trang web SMAS giúp cho giáo viên thực hiện việc báo giảng đơn giản, nhanh vào thuận lợi cho việc quản lý của nhà trường.

Việc thực hiện báo giảng cũng rất đơn giản. Có tính năng báo giảng tự động và bảo giảng thủ công.

1. Báo giảng

Để thực hiện báo giảng quý thầy cô thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Đăng nhập vào website https://smas.edu.vn bằng tài khoản đã được cấp sẵn.

Bước 2: Vào chức năng báo giảng bằng cách chọn vào mục CÁN BỘ --> Lịch báo giảng --> Lịch báo giảng

Sau khi chọn vào mục Lịch báo giảng ta có giao diện như sau:

Bước 3: Thực hiện chọn Tuần để báo giảng hoặc xem báo giảng sau đó bấm nút Tìm kiếm

Đây chính là giao diện thực hiện báo giảng

Bước 4: Báo giảng

Có 2 cách để thực hiện báo giảng:

Cách 1: Lên lịch tự động

Để thực hiện lên lịch tự động quý thầy cô nhấn chuột vào nút Lên lịch tự động thì hệ thống sẽ dựa vào thời khóa biểu và phân phối chương trình và lên báo giảng.

(Thời khóa biểu do nhà trường cập nhật lên hệ thống, Phân phối chương trình do Tổ trưởng bộ môn cập nhật)

Cách 2: Lên lịch thủ công

Để thực hiện lên lịch thủ công quý thầy cô thực hiện bấm vào biểu tượng cập nhật (cây viết) tương ứng với tiết dạy và thực hiện chọn Môn, Phân môn (nếu có), Lớp, Tiết PPCT rồi bấm nút Lưu.

(Khuyến khích sử dụng cách này)

 Hoặc trên giao diện trên báo giảng tiến hành chọn Môn, Phân môn (nếu có), Lớp, Tiết PPCT tương ứng với thời khóa biểu của mình, sau đó thì nhớ nhấn nút Lưu ở phía trên bên phải.

Quý thầy cô có thể thực hiện báo giảng hết rồi lưu một lượt cũng được.

 

Quý thầy cô cứ thực hiện thêm các tiết dạy vào báo giảng đúng như thời khóa biểu của mình là xong.

Như vậy là thầy cô đã thực hiện báo giảng xong rồi.

Một số trường hợp đặc biệt của báo giảng

- Dạy bù: Đối với các tiết dạy bù là các tiết không có trong thời khóa biểu nên không thể lên lịch tự động được, như vậy quý thầy cô cần thực hiện thủ công bằng cách bấm vào nút cập nhật (biểu tượng cây viết) tương ứng với tiết dạy và thực hiện chọn Môn, Lớp, Tiết PPCT và tích vào ô Dạy bù và nhấn nút Lưu.

- Nghỉ dạy: Đối với các tiết đã lên lịch báo giảng mà quý thầy cô bận việc không dạy được thì bấm vào ô cập nhật (biểu tượng cây với) của tiết dạy đó và tích vào ô Nghỉ dạy và bấm Lưu.

(Các tiết lên lịch báo giảng là dạy bù mà nghỉ dạy thì thực hiện xóa tiết dạy đó)

2. Quản lý báo giảng

Quản lý báo giảng có các chức năng gồm: Cấu hình phân môn, Phân phối chương trình, Quản lý báo giảng.

Các chức năng này được phân quyền cho các tổ trưởng chuyên môn.

Chức năng Cấu hình phân môn:

Chức năng này áp dụng cho các môn có nhiều phân môn. Ví dụ như môn Toán có Đại số và hình học

Chức năng Phân phối chương trình:

Cho phép cập nhật phân phối chương trình của bộ môn. Chức năng này chỉ làm khi phân phối chương trình có thay đổi nếu không thì chỉ thực hiện 1 lần.

Phân phối chương trình của các lớp có thể khác nhau. Nếu các lớp giống nhau thì ta chọn chức năng áp dụng cho nhiều lớp.

Chức năng Quản lý báo giảng:

Chức năng này cho phép thực hiện Duyệt báo giảng hoặc Hủy duyệt báo giảng.

Sau khi Duyệt báo giảng thì giáo viên không thể chỉnh sửa.

 

Chắc hẳn trong lúc làm bài tập tin học các bạn đều muốn biết được bài làm của mình đạt đến mức độ như thế nào khi trong tay có một bộ Test đúng không.

Bạn không biết rằng bài làm của mình có chạy quá thời gian hay không ? Không biết có sai ở trường hợp nào hay không ? Và bạn cũng muốn so sánh code của mình với code của thầy hoặc code của bạn bè xem ai tốt hơn, nhưng bạn lại đang khó khăn.

Vậy thì bạn đã tìm đúng bài viết rồi đấy, hiện tại đã có phần mềm Themis do 2 thầy phát triển đó là thầy Lê Minh Hoàng và Đỗ Đức Đông. Phần mềm này hỗ trợ rất tốt cho việc chấm bài tự động và test code của bạn, rút ngắn thời gian và công sức làm việc của bạn hơn rất nhiều.

1. Những ưu điểm của phần mềm Themis

  • Mọi theo tác chấm đều diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
  • Quy trình chấm được tự động hóa hoàn toàn, khách quan.
  • Tránh được sự nhầm lẫn, sai lệch.
  • Cho phép xuất báo cáo ra file Excel.
  • Giao diện tiếng việt, thân thiện với người dùng.
  • Phần mềm hoàn toàn miễn phí và rất uy tín, thường xuyên được sử dụng để chấm thi trong các kỳ thi Học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực và quốc gia ở cấp THPT.

2. Tải phần mềm Themis

Các bạn có thể tại phần mềm tại đây hoặc tại đây

Link tải phần mềm Themis trực tiếp

3. Hướng dẫn cài đặt phần mềm Themis

Cách cài đặt Themis cũng khá đơn giản và giống nhiều phần mềm khác.

+ Bước 1: Các bạn nhấn Next.

phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (1)

+ Bước 2: Nhấn để chọn đồng ý với điều khoản rồi tiếp tục nhấn Next

phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (2)phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (2)

phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (3)

+ Bước 4: Tiếp tục nhấn Next, sau đó nhấn Install để tiến trình cài đặt bắt đầu.

phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (4)

+ Bước 5: Sau khi đợi chờ ít phút để chương trình được cài đặt xong. Các bạn nhấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt.

4. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Themis

Các bạn hãy nhấn vào biểu tượng như trong hình trên để xem được những hướng dẫn sử dụng cực kỳ chi tiết từ nhóm tác giả.

phan-mem-cham-bai-tu-dong-themis (5)

Lời kết

Vâng, như vậy là mình vừa hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách cài đặt phần mềm chấm bài tự động, so sánh code, test code chạy chương trình… rồi nhé. Phần mềm hoàn toàn là Tiếng Việt nên bạn có thể tự khám phá một cách dễ dàng.

Phần mềm này chính là cơ sở để các bạn có thể tự đánh giá một cách hiệu quả. Đây thực sự là một công cụ không thể thiếu đối với các bạn học sinh chuyên Tin và sinh viên IT. Hi vọng bài viết giúp ích được các bạn.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc các bạn thành công!

Hiền tài là nguyên khí quốc gia